Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2020

Nuôi tôm nước mặn trái phép

Trưa 3/1, khu vực nuôi tôm thẻ chân trắng trái phép tại ấp 2 (Tân Lập, Mộc Hóa) rộng khoảng 10 ha, cách trụ sở UBND xã Tân Lập khoảng hơn 2 km hoạt động rầm rộ. Hàng chục máy bơm nước đang chạy cùng hệ thống quạt tạo oxy trên ao nuôi liên tục xoay tròn, quẫy nước tung tóe.

Gần đó, khoảng mười chòi lá, tôn tập kết máy móc, thức ăn. Một số công nhân dùng xe đẩy thức ăn cho tôm, trong khi những người khác liên tục dùng gàu vớt bọt nước trên ao. Ao nuôi một bên giáp với kênh nội đồng được người dân dùng để lấy nước tưới tiêu ruộng, rộng khoảng 7 m, bên còn lại sát với sông Vàm Cỏ Tây. Xung quanh các ao tôm là nhiều diện tích lúa Đông Xuân một tháng tuổi.

Khu vực nuôi tôm trái phép khoảng 10 ha, xung quanh là đất lúa tại xã Tân Lập, Mộc Hóa. Ảnh: Hoàng Nam

Khu vực nuôi tôm trái phép khoảng 10 ha, xung quanh là đất lúa tại xã Tân Lập, Mộc Hóa. Ảnh: Hoàng Nam.

"Hai năm trước, các ao nuôi chỉ vài hecta, gần đây tăng lên đột biến", ông Bùi Văn Rài (60 tuổi) có 2 ha ruộng gần ao nuôi nói. Đồng Tháp Mười là vùng đầu nguồn sông Mekong chảy về, nơi đây chuyên canh cây lúa, cách vùng quy hoạch nuôi tôm nước mặn 4.000 ha ở hạ nguồn khoảng 100 km. Do các ao nuôi khoan giếng lấy nước mặn đồng thời rải muối xuống ao, nên ông Rài lo ngại nước mặn sẽ phát tán xuống kênh và chảy sang cánh đồng nhà mình.

Mấy ngày qua, ông Nguyễn Văn Tươi (70 tuổi) như "ngồi trên đống lửa" khi con mương rộng một mét, ngăn cách ruộng lúa 2 ha của gia đình và ao nuôi tôm hàng xóm liên tục nổi váng màu sẫm. Nước khi nếm thử đều bị mặn, độ mặn thể hiện trên máy đo khoảng 3 phần nghìn.

Tại một số khu vực sát chân ruộng, cây lúa bắt đầu có biểu hiện phát triển chậm, nghi bị ảnh hưởng từ nguồn nước. "Chúng tôi đã nhiều lần trình báo lên chính quyền địa phương yêu cầu chấm dứt nuôi tôm nước mặn vì sẽ ảnh hưởng đến cây lúa, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết", ông Tươi nói.

Một khu vực ao nuôi khác rộng khoảng 4 ha tại ấp 1, cách đó 2 km, giáp với ruộng lúa đang canh tác của người dân cũng hoạt động vài tháng qua. Ngoài ra, xung quanh, máy xúc vẫn đang tiếp tục xới tung mặt ruộng trên diện tích từ 5.000 m2 đến một ha để mở rộng ao nuôi, hiện đã hoàn thiện phần bờ bao.

Ông Lê Văn Phân, Chủ tịch UBND xã Tân Lập cho biết, tình trạng người dân bỏ lúa đào ao nuôi tôm xuất hiện từ bốn năm nay, tổng diện tích ao nuôi khoảng 15 ha, thuộc năm hộ dân. Ngoài đào ao trái phép, người dân còn khoan 21 giếng để lấy nước mặn khi chưa có ý kiến của cơ quan chuyên môn. Hiện các hộ vi phạm đã bị ngành chức năng huyện Mộc Hóa lập biên bản.

"Toàn xã hiện có 3.000 ha lúa, do nuôi tôm thẻ mỗi năm ba vụ, mỗi vụ lãi 1-2 tỷ Công ty dịch thuật Đồng Nai đồng, gấp vài chục đến hàng trăm lần làm lúa nên người dân chấp nhận nộp phạt để nuôi tôm", ông Phân nói.

Người dân khoan giếng trái phép lấy nước mặn hoặc rải muối xuống ao để nuôi tôm. Ảnh: Hoàng Nam.

Hệ thống quạt tạo oxy trên ao nuôi liên tục xoay tròn, quẫy nước. Ảnh: Hoàng Nam.

Theo tiến sĩ Lê Phát Quới, Trưởng phòng Khoa học tự nhiên, Trung tâm Khoa học môi trường và sinh thái TP HCM, khu vực Đồng Tháp Mười được hình thành từ trầm tích đầm lầy biển, khi biển thụt lùi khoảng 8.000-9.000 năm trước. Do vậy, bên dưới tầng đất nông, các túi nước mặn vẫn còn tích tụ.

"Việc khoan giếng khi ở quy mô rộng sẽ làm giải phóng các túi nước mặn, gây nguy cơ nhiễm mặn cho cả vùng và hủy hoại hệ sinh thái ở Đồng Tháp Mười, đồng thời làm tình trạng sụt lún đất diễn ra nhanh hơn", tiến sĩ Quới nói.

Bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Long An cho biết, hiện toàn tỉnh có 37 ha ao nuôi tôm nước lợ, tập trung tại các huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Thạnh Hóa.

Người dân nuôi tôm theo hai cách, khoan giếng tầng nông lấy nước mặn, nếu nước không đủ độ mặn họ sẽ hòa thêm muối vào nước với tỷ lệ 100 kg muối cho 1.000 m3 nước. Hiện tổng diện tích canh tác lúa hai vụ ở Đồng Tháp Mười khoảng 200.000 ha, mỗi năm sản lượng bình quân 2 triệu tấn. Về lâu dài, việc nuôi tôm với quy mô rộng sẽ làm tầng canh tác khu vực bị ảnh hưởng.

Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho rằng, do lợi nhuận nuôi tôm quá cao so với trồng lúa, nên chính quyền địa phương có phần nương tay, một, hai hộ làm được sau đó sẽ lan rộng ra cả vùng.

"Khi không nuôi tôm nữa thì đất đã bị nhiễm mặn, không thể làm gì khác, phải mất rất nhiều thời gian, chi phí để khắc phục, các địa phương vì thế không nên đánh đổi lợi ích của một vài cá nhân mà để cả vùng bị ảnh hưởng", bà Khanh nói.

Nhiều tỉnh ven biển ở miền Tây như Bến Tre, Tiền Giang... đang chống đỡ với nước biển tấn công vào nội đồng. Hạn mặn năm nay được dự báo khốc liệt như 2016 - năm hạn mặn lịch sử đã khiến 600.000 người dân miền Tây thiếu nước sinh hoạt và 160.000 ha đất bị nhiễm mặn, gây thiệt hại hơn 5.500 tỷ đồng.

Máy xúc đang đào ao, được cho là để nuôi tôm ở sát khu vực trồng lúa xã Tân Lập, Mộc Hóa. Ảnh: Hoàng Nam

Máy xúc đang đào ao nuôi tôm ở sát khu vực trồng lúa xã Tân Lập, Mộc Hóa. Ảnh: Hoàng Nam.

Ông Võ Minh Thành, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Long An cho biết, nhiều năm nay, chủ trương của tỉnh là không đồng ý cho khoan giếng lấy nước mặn để nuôi trồng thủy sản. Thời gian tới, ngoài xử phạt, các giếng khoan trái phép này sẽ được kiểm tra, trám lấp.

Sở cũng sẽ yêu cầu các địa phương nắm lại các diện tích ao nuôi thủy sản trên địa bàn Đồng Tháp Mười, khu vực nào nằm trong quy hoạch phát triển sẽ hướng dẫn hỗ trợ người dân. "Đối với các ao nuôi không có trong quy hoạch sẽ bị xử lý, buộc trả lại hiện trạng như ban đầu", ông Thành nói.

Trước đó, người dân vùng Đồng Tháp Mười ồ ạt bỏ lúa đào ao nuôi cá tra bột. Chỉ trong khoảng ba năm, toàn vùng có khoảng 3.500 ha ao nuôi, tập trung chủ yếu tại huyện Tân Hưng và Tân Thạnh. Gần đây, do giá cá tra "lao dốc", hàng nghìn hộ nuôi phải phơi ao bỏ không hoặc lấp ao trồng lúa trở lại. Bình quân, giá một tấn cá bằng một tấn thức ăn, chưa tính hao hụt, chi phí thuốc men và nhân công, nông dân thua lỗ từ vài chục đến vài trăm triệu đồng.

Hoàng Nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét